Mốt chơi quạt cổ - Gió xưa thổi mát lòng người hoài cổ

Mốt chơi quạt cổ - Gió xưa thổi mát lòng người hoài cổ

TRANG TRÍ VÀ HỮU DỤNG

Về tay những người sành đồ cổ, quạt xưa được phục chế "gin" nguyên trạng giống y cataloge nguyên thủy, Duy chỉ  quấn mới dây đồng trong moteur, đổi lại điện thế 220V để sử dụng phù hợp với điện đóm thời đại. Tân trang xong, quạt xưa được bày bán trong các tiệm buôn đồ cổ trong khu trung tâm Tp.HCM sang trọng.

Mỗi chiếc quạt như một dấu ấn lịch sử tiến bộ kỹ thuật, phát triển tiện nghi nâng cao cuộc sống con người. Phần lớn quạt xưa mang nhãn hiệu Marelli xuất xứ từ thành phố Milano-Italia nhập sang Việt Nam vào thời Pháp thuộc. Một số ít nhãn hiệu Emi của Hà Lan. Kiểu dáng quạt xưa tuy cổ lỗ nhưng kết cấu lại chắc chắn hơn quạt hiện đại. Quạt xưa kiểu để bàn có thân liền đế đúc bằng  gang dày, sơn đen, bầu quạt bằng sắt lá, 4 cánh quạt bằng đồng thau, lồng quạt đan thưa những cọng đồng tròn mập. Các bộ chuyển hướng, tốc đô... đều bằng sắt bền chắc. Quạt xưa kiểu treo tường cũng toàn bằng kim loại. Quạt xưa kiểu đứng có vẻ vững trãi trên nền tảng kết câu chất liệu kim loại. Còn quạt trần thì sải cánh khác nhau bằng đồng hoặc gỗ liền với bầu quạt đồng dáng vẻ gô-tích.Hiếm hoi vài kiểu quạt trần xưa kiểu đèn chùm tọa đăng lung linh, sang trọng.

Tuy già nua nhưng quạt xưa được tân trang, phục chế lấy lại phong độ làm việc bền bỉ không thua các thế hệ "hậu sinh" mà lại có phần "điệu nghệ".Quạt được chế tạo toàn bằng kim loại nên sức chịu đựng va chạm "lì lợm" hơn "con cháu" bằng nhựa. Quạt chạy êm ru nhờ trục stator quay theo vòng bi. Cánh quạt quay vòng theo mấy tốc độ, gió thổi dìu dịu, tỏa mát diện rộng. Bộ chuyển hướng gió hoạt động ăn khớp. Moteur giải nhiệt nhanh nhờ bầu quạt rộng thoáng. Vì vậy, quạt xưa vừa là đồ cở trưng bày vừa hữu dụng thiết thực, bền bỉ.

NGƯỜI MUA , KẺ BÁN SÀNH ĐIỆU

Ở Tp.HCM, quạt xưa đổ dồn về các tiệm buôn đồ cổ trên các đường Lê Công Kiều (gần chợ Bến Thành ) cũng xuất hiện lác đác quạt xưa. Nhưng bày bán quạt xưa nhiều nhất là tiệm ddooof cổ Lạc Long trên đường Lê Thánh Tôn. Ở đây, trưng bày vô số quạt đủ kiểu có niên đại từ trước thế chiến thứ I tới trước và sau chiến tranh thế giới lần II. Các nhà buôn đồ cổ phân loại tuổi đời từng chiếc quạt để ra giá bán tương xứng. Quạt đứng, quạt trần ra đời từ năm 1910 trị giá 300 - 400 USD/chiếc tùy kiểu loại. Quạt để bàn trẻ hơn, sản xuất từ năm 1922 giá bán 100 - 200 USD. Đồ xưa còn sót lại hiếm, ít nên giá cả chỉ thích hợp với những khách hàng "chịu chơi" hơn giới tiêu dùng bình thường. Khách mua quạt xưa thường là người nước ngoài, Việt kiều, người trong nước có chung sở thích hiếu cổ. Một nhà buôn đồ cổ cho biết có những khách nước ngoài mua một lúc hàng trăm chiếc quạt xưa mang về quê hương, bán lại, liếm lời to.

Quạt xưa tưởng vất đi bỗng có giá cao gấp nhiều lần quạt mới nhờ nhu cầu thưởng thức "cổ ngoạn" phát sinh trên thị trường. Vì vậy, ngày càng hiếm ít quạt xưa tới lúc nào đó sẽ trở nên vô giá.

Bài viết khác